Sự khác biệt giữa kinh doanh điện tử và thương mại điện tử

Nhiều người thường hay nhầm lẫn kinh doanh điện tử (e- business) và thương mại điện tử (e-commerce) là một. Tuy nhiên đây là hai lĩnh vực hoàn toàn không giống nhau. Việc phân biệt hai khái niệm này sẽ giúp nhà quản trị phân định rõ mục tiêu cũng như hướng tiếp cận. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa kinh doanh điện tử và thương mại điện tử hãy theo dõi bài viết sau đây của Onfac. 

Tổng quan khái niệm kinh doanh điện tử 

Kinh doanh điện tử (e- business) là toàn bộ quy trình kinh doanh (sản xuất, buôn bán, cung ứng dịch vụ, marketing, chăm sóc khách hàng,…) thông qua mạng internet. 

e- business

Trong một doanh nghiệp, kinh doanh điện tử gồm một hệ thống thông tin có nhiều phần (module), gồm:

  • HRM (Human Resource Management): Quản trị nguồn nhân lực, hỗ trợ các hoạt động của bộ phận nhân sự (tuyển dụng, đào tạo,…)
  • ERP (Enterprise Resource Planning): Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, giúp tích hợp và quản lý các quy trình kinh doanh cốt lõi (tài chính, sản xuất,…)
  • MRP (Material Requirements Planning): Hoạch định nhu cầu vật liệu, hỗ trợ bộ phận sản xuất. Trong việc lên kế hoạch và quản lý các nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất.
  • CRM (Customer Relationship Management): Quản lý quan hệ khách hàng, giúp doanh nghiệp duy trì và cải thiện quan hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng.
  • Sales Management: Quản trị bán hàng, tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình bán hàng và theo dõi hiệu suất của đội ngũ bán hàng.
  • Document Management: Quản trị thông tin, cho phép các bộ phận trong doanh nghiệp chia sẻ và quản lý tài liệu trên một cơ sở dữ liệu chung. Thường kết hợp với chương trình EAI (Enterprise Application Integration) để tích hợp các ứng dụng trong doanh nghiệp.

Các module này phối hợp với nhau để tạo ra một hệ thống kinh doanh điện tử hoàn chỉnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và nâng cao vị thế cạnh tranh hơn trên thị trường.

Tổng quan về khái niệm thương mại điện tử

e-commerce

Thương mại điện tử (e-commerce) tập trung vào việc mua bán và trao đổi hàng hóa thông qua các phương tiện điện tử và internet. Hiểu theo một cách rộng hơn, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để triển khai thương mại. Các đặc điểm chính của thương mại điện tử gồm:

  • Mua sắm trực tuyến: Người tiêu dùng  mua sắm hàng hóa/dịch vụ từ các cửa hàng trực tuyến như website, mobile app, Social Media, các sàn thương mại điện tử (shopee, tiki, lazada,…).
  • Thanh toán điện tử: Các phương thức thanh toán trực tuyến như thẻ tín dụng, ví điện tử (e-wallet), và chuyển khoản ngân hàng,…
  • Giao hàng tận nơi: Hàng hóa được giao đến địa chỉ của người mua thông qua các dịch vụ vận chuyển. 
  • Tương tác và tiếp thị trực tuyến: Để tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu bằng cách áp dụng các công cụ tiếp thị kỹ thuật số. Chẳng hạn như quảng cáo trực tuyến, email marketing, và truyền thông trên các trang xã hội,…
  • Quản lý dữ liệu và phân tích: Doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích dữ liệu từ các giao dịch trực tuyến.

Phân biệt giữa kinh doanh điện tử và thương mại điện tử

Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử
Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử
Kinh doanh điện tử (e- business) Thương mại điện tử (e-commerce)
Phạm vi Là khái niệm rộng, bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua internet hoặc công nghệ số. Chỉ tập trung vào việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua internet. 
Mục tiêu Tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị cho khách hàng Tạo ra doanh thu thông qua việc giao dịch mua bán trực tuyến
Hoạt động Kinh doanh điện tử hoạt động quản lý nội bộ, dịch vụ khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, CRM, HRM, ERP Thương mại điện tử hoạt động chủ yếu tạo giỏ hàng, xử lý thanh toán, dịch vụ khách hàng trực tuyến, quảng cáo trực tuyến,…
Quan hệ Như một phần của hoạt động bao gồm cả thương mại điện tử  Là một phần tử của kinh doanh điện tử
Mục tiêu dài hạn Nhằm tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và cải thiện hoạt động kinh doanh tổng thể Nâng cao doanh số bán hàng và mở rộng thị trường.

Tham khảo: CEO là gì? Chức năng và trách nhiệm của CEO trong doanh nghiệp

Lợi ích của việc triển khai kinh doanh điện tử và thương mại điện tử

Trước hết, việc chuyển đổi sang kinh doanh điện tử giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động nội bộ thông qua tự động hóa và tích hợp các quy trình. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí vận hành mà còn cải thiện khả năng quản lý và ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác.

Đối với thương mại điện tử, doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường một cách nhanh chóng, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý. Khách hàng dễ dàng tìm kiếm, so sánh và mua sắm sản phẩm hoặc dịch vụ mọi lúc, mọi nơi. Nhằm mang đến những trải nghiệm mua sắm thuận tiện và linh hoạt. Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ trực tuyến để theo dõi hành vi khách hàng. Dựa vào đó điều chỉnh chiến lược marketing và bán hàng một cách hiệu quả, tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.

Nhìn chung, cả kinh doanh điện tử và thương mại điện tử đều đóng vai trò then chốt. Giúp doanh nghiệp thích ứng và phát triển bền vững trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Thời đại mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và nhu cầu khách hàng  thay đổi liên tục.

Hy vọng qua bài viết này của Onfac giúp bạn đọc phân biệt được kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Cũng như giúp bạn áp dụng các chiến lược phù hợp để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trong bối cảnh công nghệ số. 

0/5 (0 Reviews)

ONFAC việt nam

ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tổng hợp bảng mã bưu chính Zip Code TP HCM

Việc nắm rõ thông tin về địa chỉ, đặc biệt là mã bưu chính, trở [...]

10 trang web tạo CV xin việc online chuẩn, đẹp

Việc sở hữu một chiếc CV chuẩn, đẹp là yếu tố gây ấn tượng ngay [...]

Mua trước trả sau là gì? Điểm khác biệt so với các hình thức khác

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, việc mua [...]

Cách tra bưu cục gần đây của những công ty giao hàng uy tín ở Việt Nam

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu [...]

Các hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến cho bán hàng

Ngày nay, việc bán hàng đã trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn bao [...]

Hoàn hàng là gì? Top 4 lý do khách hoàn hàng và giải pháp

Trong kinh doanh online, một vấn đề khiến các nhà bán hàng phải đối mặt [...]