Công cụ tiện ích trong hệ điều hành Windows người dùng dễ dàng giám sát và kiểm soát các chương trình. Đó chính là Task Manager hay còn được gọi là Trình quản lý tác vụ. Vậy Task Manager là gì, cùng tìm hiểu bài sau đây của Onfac nhé!
Task Manager là gì?
Task Manager, hay còn gọi là Trình quản lý tác vụ, là một công cụ quen thuộc đã xuất hiện trên mọi phiên bản Microsoft Windows kể từ Windows NT 4.0 và Windows 2000. Đây là công cụ mạnh mẽ giúp người dùng kiểm soát và tối ưu hóa hiệu suất máy tính. Với Task Manager, bạn có thể dễ dàng theo dõi các tác vụ đang chạy, đánh giá hiệu suất tổng thể, kiểm tra mức độ sử dụng bộ nhớ của từng chương trình, và dừng ngay các ứng dụng bị treo. Ngoài ra, công cụ này còn cung cấp thông tin chi tiết về tài nguyên hệ thống như CPU, RAM, ổ cứng, và mạng, hỗ trợ người dùng quản lý hiệu quả và phát hiện các vấn đề gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính.
Hướng dẫn mở Task Manager
Sau đây, Onfac hướng dẫn một số cách mở Task Manager phổ biến:
- Ctrl + Shift + Esc: Đây là cách nhanh nhất và phổ biến nhất để mở Task Manager.
- Ctrl + Alt + Del: Tổ hợp phím này sẽ mở màn hình Windows Security, sau đó bạn có thể chọn Task Manager. Trên Windows XP, tổ hợp này sẽ mở trực tiếp Task Manager.
- Nhấp chuột phải vào thanh tác vụ: Trên Windows 11, 10, 8 và XP, nhấp chuột phải (hoặc nhấn giữ) vào bất kỳ khoảng trống nào trên thanh tác vụ và chọn Task Manager. Trên Windows 7 và Vista, tùy chọn sẽ là Start Task Manager.
- Sử dụng lệnh “Run” hoặc Command Prompt: Nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run. Nhập lệnh taskmgr vào ô trống và nhấn OK.
- Menu Power User: Trên Windows 11, 10 và 8, nhấn tổ hợp phím Windows + X để mở menu Power User, sau đó chọn Task Manager.
Chế độ xem Task Manager
Chế độ xem cơ bản
Trong chế độ cơ bản, chỉ liệt kê những ứng dụng hiện đang hoạt động trên màn hình, ngoại trừ các ứng dụng chạy nền.
Chế độ xem chi tiết
Đây là chế độ nâng cao và cung cấp giao diện đầy đủ theo tab để bạn quản lý máy tính của mình. Cụ thể có các mục chính như Processes (Quy trình), Performance (Hiệu suất), App history (Lịch sử ứng dụng)…
Các tùy chọn trong Task Manager
File
– Run New Task: Khởi chạy chương trình, tài liệu, thư mục, tài nguyên mạng bằng cách cung cấp địa chỉ hoặc là tick chọn “Create this task with administrative privileges” chạy với tư cách quản trị viên.
– Exit: Thoát khỏi Task Manager.
Options
-Always on Top: Giữ cho cửa sổ của Task Manager luôn ở phía trên so với các cửa sổ khác.
-Minimize on Use: Thu nhỏ cửa sổ Task Manager khi nhấn chuột phải vào quy trình và nhấn chọn “Switch To”.
-Hide When Minimized: Khi thu nhỏ thì Task Manager sẽ tiếp tục chạy trong system tray.
View
– Refresh Now: Là làm mới tất cả những dữ liệu trong cửa sổ Task Manager.
– Update Speed: Chọn tần suất cập nhật dữ liệu như là Cao, Trung bình, Thấp hoặc Tạm dừng. Dữ liệu sẽ không được cập nhật cho đến khi bạn chọn tần suất cao hơn hoặc chọn Refresh Now.
– Group By Type: Quy trình trên tab Processes sẽ được nhóm thành ba mục chính: Apps, Background Processes và Windows Processes nếu bật tùy chọn này hoặc hiển thị hỗn hợp nếu tắt tùy chọn này.
– Expand All: Mở rộng các nhóm quy trình.
– Collapse All: Thu gọn các nhóm quy trình.
Mục chính trong Task Manager
Processes (Quá trình)
Danh sách những ứng dụng đang chạy và quy trình trên hệ thống máy tính của bạn.
Performance (Hiệu suất):
Cung cấp biểu đồ theo thời gian thực về mức sử dụng CPU, RAM, ổ cứng, và mạng. Hiển thị thông tin chi tiết về tài nguyên hệ thống, bao gồm số luồng, số lõi CPU, và tốc độ hiện tại.
App History (Lịch sử ứng dụng):
Ghi lại dữ liệu về mức sử dụng tài nguyên của các ứng dụng trong Windows Store. Thích hợp trong việc theo dõi ứng dụng nào tiêu tốn nhiều năng lượng hoặc dữ liệu mạng.
Startup (Khởi động):
Liệt kê các chương trình khởi động cùng Windows. Bật/tắt các ứng dụng để tối ưu hóa thời gian khởi động hệ thống.
Users (Người dùng):
Hiển thị thông tin về các tài khoản đang đăng nhập trên máy tính. Biết được mức sử dụng tài nguyên của từng tài khoản, hỗ trợ việc quản lý hiệu quả hơn.
Details (Chi tiết):
Cung cấp danh sách đầy đủ các tiến trình đang chạy, bao gồm tên, ID tiến trình (PID), trạng thái và mức độ ưu tiên. Được thay đổi ưu tiên (Set Priority) hoặc liên kết CPU (Set Affinity) cho từng tiến trình.
Services (Dịch vụ):
Hiển thị trạng thái của các dịch vụ đang chạy trên hệ thống (Running/Stopped). Người dùng có thể khởi động hoặc dừng các dịch vụ trực tiếp từ đây.
Tham khảo: Cách kết nối Bluetooth trên máy tính Windows
Qua bài viết trên của Onfac, giúp bạn đọc hiểu những thông tin cơ bản về Task Manager và khám phá các tính năng chính mà công cụ này mang lại trong các phiên bản Windows. Nhờ vậy mới biết được tầm quan trọng của Task Manager trong việc giám sát, quản lý hệ thống và xử lý sự cố hiệu quả. Việc nắm vững cách sử dụng các chức năng của Task Manager sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất làm việc và bảo vệ thiết bị của mình tốt hơn.
ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cách kết nối Bluetooth trên máy tính Windows
Bạn đã bao giờ sử dụng tính năng kết nối Bluetooth trên máy tính chưa? [...]
Th10
Cách tắt lịch sử tìm kiếm trên máy tính Windows
Lịch sử tìm kiếm được lưu trên máy tính sau thời gian dài sẽ làm [...]
Th10
Kiểm tra dung lượng file hệ thống trên máy tính Windows
Kiểm tra dung lượng file hệ thống trên máy tính Windows là một bước quan [...]
Th10
Cách đăng nhập tài khoản Microsoft trên máy tính Windows
Đăng nhập tài khoản Microsoft trên máy tính Windows giúp đồng bộ hóa dữ liệu, [...]
Th10
Ứng Dụng Máy Tính Và Màn Hình Công Nghiệp Trong Phân Loại Sản Phẩm Tự Động
Trong thời đại công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng công nghệ [...]
Th9
[Góc Chia Sẻ]: Mẹo Chọn Máy Tính Công Nghiệp Cho Mọi Ứng Dụng Hiệu Quả Nhất
Máy tính công nghiệp hay PC công nghiệp được biết đến là dòng máy tính [...]
Th9