Không thể phủ nhận Intel là hãng sản xuất CPU (Central Processing Unit) lớn nhất nhì thế giới, khi mà gần như độc quyền sản xuất CPU cho các dòng máy tính để bàn (PC) & máy tính xách tay (laptop). Các thế hệ chip được nghiên cứu & phát triển bởi Intel ngày càng trở nên mạnh mẽ & đáng tin cậy hơn khi hãng liên tục áp dụng những công nghệ hiện đại nhất vào sản phẩm của mình. Bài viết hôm nay, onfac.net sẽ đi sâu vào khám phá các dòng CPU của Intel và các thế hệ chip Intel Core để giúp bạn hiểu rõ hơn & có cái nhìn chính xác nhất.
Đôi nét về tập đoàn Intel
Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) được thành lập vào ngày 18/7/1968 tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Intel là 1 trong những nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới về doanh thu & là 1 trong những nhà phát triển của chuỗi bộ lệnh x86 được tìm thấy ở các máy tính cá nhân.
Không chỉ vậy, Intel còn cung cấp vi xử lý cho các nhà sản xuất hệ thống máy tính như Dell, Lenovo, HP,… & sản xuất bo mạch chủ (mainboard), ổ nhớ flash, card mạng.
Các dòng CPU của Intel và Các thế hệ chip Intel Core
Intel có nhiều dòng CPU khác nhau, được thiết kế để phục vụ cho các nhu cầu & mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, dòng CPU Intel Core là phổ biến nhất cho người tiêu dùng phổ thông & các doanh nghiệp. Dưới đây là các dòng CPU chính của Intel & các thế hệ chip Intel Core:
CPU Intel Core
- Intel Core i3: dành cho người dùng phổ thông với các nhu cầu sử dụng cơ bản như lướt web, xem phim, đọc báo & các tác vụ văn phòng
- Intel Core i5: cung cấp hiệu suất cao hơn Intel Core i3, phù hợp với các tác vụ đa nhiệm, chơi game & phục vụ công việc yêu cầu hiệu suất tầm trung
- Intel Core i7: dành cho người dùng yêu cầu hiệu suất cao, thường được sử dụng cho các công việc như đồ họa, chỉnh sửa video & chạy các ứng dụng nặng
- Intel Core i9: hiệu suất mạnh mẽ, dành cho các tác vụ chuyên nghiệp, gaming cao cấp & các ứng dụng đòi hỏi CPU có tốc độ xử lý nhanh chóng
CPU Intel Atom
Là dòng vi xử lý SoC giá rẻ & tiết kiệm năng lượng được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2008. CPU Intel Atom bao gồm khả năng hỗ trợ xử lý đa luồng giúp đạt được hiệu suất hoạt động tốt nhất, đồng thời tăng cường khả năng xử lý của hệ thống.
Tất cả các tính năng này nằm gọn trong 1 chip có kích thước nhỏ hơn 25mm², có đến 11 die (đế của bộ vi xử lý) của bộ xử lý Intel Atom. Các chip này có 1 thông số đặc tả về thiết kế nhiệt trong phạm vi từ 0.6 – 2.5 watt & có khả năng nâng cao tốc độ lên đến 1.8GHz tùy theo nhu cầu của người dùng.
CPU Intel Xeon
Intel Xeon nhắm đến các đối tượng là doanh nghiệp cần sử dụng máy tính có độ ổn định cao để làm máy trạm hoặc server. Intel Xeon sở hữu nhiều lõi CPU (tối đa lên đến 56 lõi), bộ nhớ đệm L3 cache cao (khoảng 15MB – 30MB) tùy theo từng dòng & có độ bền cao.
Vì chủ yếu được sử dụng cho môi trường doanh nghiệp & cần độ ổn định cao nên giá thành cho những chiếc CPU Intel Xeon là khá cao. CPU Intel Xeon được sản xuất & ra mắt thị trường vào năm 2013, đến nay Intel Xeon có các dòng như Xeon E, Xeon W, Xeon D,…
CPU Intel Pentium
Đây là dòng chip xử lý được Intel sản xuất để đạt được hiệu năng ổn định với mức giá hợp lý. Để giảm giá thành cho sản phẩm, Intel Pentium sẽ không hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng hoặc công nghệ Turbo Boosts. Thay vào đó là khả năng tương thích được với nhiều loại bo mạch. Intel Pentium thường có 2 nhân xử lý (1 số ít có 4 nhân) với xung nhịp dao động từ 1.1 – 3.5GHz.
Từ 2017, định hướng của Intel cho CPU Intel Pentium là tập trung phát triển & cung cấp cho thị trường 2 dòng chip Pentium Gold & Pentium Silver. Trong đó, Pentium Silver nhắm đến các thiết bị năng lượng thấp & chia sẻ kiến trúc với dòng CPU Intel Atom & Celeron. Ngược lại, Pentium Gold nhắm đến các dòng máy tính có cấu hình tầm trung & sử dụng kiến trúc hiện có.
CPU Intel Celeron
Là phiên bản kém mạnh mẽ hơn CPU Intel Pentium. Phần lớn bộ xử lý Celeron sẽ dựa trên lõi Pentium II hoặc Pentium III & chạy ở tốc độ 1.4GHz trở xuống.
Intel Celeron là dòng chip cấp thấp IA-32 & x86-64 của Intel, được thiết kế đặc biệt cho các dòng máy tính giá rẻ. So với Pentium, chip Celeron có hiệu suất thấp hơn đáng kể.
>>> Xem thêm: Cat7, Cat8 Là Gì? Tìm Hiểu Điểm Khác Biệt Giữa Cáp Mạng Cat7 Và Cat8
Bài viết trên đây là toàn bộ những chia sẻ của onfac.net về các dòng CPU của Intel và các thế hệ chip Intel Core hiện nay. Mọi thông tin chi tiết cùng câu hỏi liên quan, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp cụ thể.
ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cách kết nối Bluetooth trên máy tính Windows
Bạn đã bao giờ sử dụng tính năng kết nối Bluetooth trên máy tính chưa? [...]
Th10
Cách tắt lịch sử tìm kiếm trên máy tính Windows
Lịch sử tìm kiếm được lưu trên máy tính sau thời gian dài sẽ làm [...]
Th10
Kiểm tra dung lượng file hệ thống trên máy tính Windows
Kiểm tra dung lượng file hệ thống trên máy tính Windows là một bước quan [...]
Th10
Cách đăng nhập tài khoản Microsoft trên máy tính Windows
Đăng nhập tài khoản Microsoft trên máy tính Windows giúp đồng bộ hóa dữ liệu, [...]
Th10
Ứng Dụng Máy Tính Và Màn Hình Công Nghiệp Trong Phân Loại Sản Phẩm Tự Động
Trong thời đại công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng công nghệ [...]
Th9
[Góc Chia Sẻ]: Mẹo Chọn Máy Tính Công Nghiệp Cho Mọi Ứng Dụng Hiệu Quả Nhất
Máy tính công nghiệp hay PC công nghiệp được biết đến là dòng máy tính [...]
Th9