Trong thời đại công nghiệp hiện đại, việc lựa chọn 1 cấu hình máy tính công nghiệp phù hợp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì hiệu suất & tính ổn định cho hệ thống sản xuất. Do vậy, quá trình lựa chọn cấu hình PC công nghiệp cần được thực hiện 1 cách đúng trình tự & nghiêm túc, đảm bảo các yêu cầu về hiệu năng, độ bền & khả năng hoạt động. Bài viết hôm nay, onfac.net sẽ giới thiệu đến bạn các bước lựa chọn một cấu hình máy tính công nghiệp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình. Theo dõi ngay!
Tìm hiểu sơ lược máy tính công nghiệp là gì?
Hiểu 1 cách đơn giản: Máy tính công nghiệp (Industrial Computer – IPC) là hệ thống máy tính chuyên dùng trong môi trường công nghiệp, có khả năng hoạt động liên tục 24/7 trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất không đều, bụi bẩn,… Đảm bảo hệ thống máy móc trong các nhà máy, phân xưởng, khu công nghiệp được vận hành liên tục, nhằm đáp ứng các yêu cầu & đòi hỏi khắt khe của từng ứng dụng cụ thể.
Máy tính công nghiệp có tuổi thọ sử dụng bền bỉ & lâu dài, độ tin cậy cao, khả năng tương thích & mở rộng dễ dàng,… Chính vì vậy, PC công nghiệp là thiết bị có vai trò vô cùng quan trọng trong các ngành công nghiệp hiện đại, điển hình phải kể đến: sản xuất tự động, tự động hóa nhà máy,…
Chi tiết các bước lựa chọn một cấu hình máy tính công nghiệp
Khi lựa chọn 1 cấu hình máy tính công nghiệp yêu cầu bạn phải xem xét đến nhiều yếu tố để đảm bảo thiết bị phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật & môi trường hoạt động. Dưới đây là các bước để lựa chọn 1 cấu hình máy tính công nghiệp IPC:
Bước 1: Xác định yêu cầu công việc
Máy tính sẽ được sử dụng trong môi trường nào? Môi trường trong nhà máy, ngoài trời hay môi trường có nhiệt độ cao/thấp, áp suất không đều, nhiều bụi bẩn? Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định ứng dụng sẽ chạy trên máy là gì? điều khiển tự động, hiển thị, giám sát hay xử lý dữ liệu,…
Bước 2: Lựa chọn loại máy tính công nghiệp
- Box PC: có thiết kế nhỏ gọn, không quạt, phù hợp với các ứng dụng có không gian hạn chế, cần tối ưu hóa diện tích đặt máy
- Panel PC: máy tính tích hợp màn hình cảm ứng, tiện lợi cho việc tương tác trực tiếp giữa người & máy (HMI)
- Rackmount PC: lắp trong tủ rack, thường được dùng trong trung tâm dữ liệu (Data Center) hoặc trong các ứng dụng yêu cầu hiệu năng cao
- Embedded PC: thiết kế nhúng, được sử dụng trong các thiết bị tự động hóa
Bước 3: Chọn bộ xử lý CPU
Tùy thuộc vào ứng dụng để lựa chọn CPU phù hợp. CPU có các dòng Intel Antom, Core i3/i5/i7, Celeron hoặc Xeon. Đối với các ứng dụng yêu cầu tiết kiệm năng lượng, bạn có thể lựa chọn dòng CPU ít tiêu thụ điện.
Bước 4: Chọn bộ nhớ RAM
Xác định dung lượng RAM cần thiết & loại RAM phù hợp (RAM DDR3, DDR4 hoặc các loại RAM chuyên dụng khác).
Bước 5: Chọn bộ nhớ lưu trữ
Chọn ổ cứng lưu trữ phù hợp, SSD cho tốc độ truy cập nhanh & độ bền cao hay HDD cho dung lượng lớn. Bên cạnh đó, cần xác định dung lượng lưu trữ cần thiết, từ vài chục GB đến vài TB.
Bước 6: Lựa chọn kết nối & giao tiếp
Cổng giao tiếp & kết nối thường được tích hợp trong các dòng máy tính công nghiệp gồm có cổng COM (RS232/422/485), USB, LAN (Ethernet), HDMI, GPIO, VGA.
Bước 7: Chọn hệ điều hành & phần mềm
Bạn có thể lựa chọn hệ điều hành Windows, Linux hoặc các hệ điều hành thời gian thực tùy theo ứng dụng. Với phần mềm hoặc driver, cần tương thích với ứng dụng.
Bước 8: Yêu cầu về nguồn điện
Xác định nguồn điện đầu vào (xoay chiều – AC hay 1 chiều – DC), đồng thời xem xét các tính năng như dự phòng nguồn (UPS) đảm bảo khi mất điện hệ thống vẫn hoạt động ổn định & hiệu quả.
Bước 9: Độ bền & Chứng nhận
Xem xét đến các chứng nhận công nghiệp cần thiết của thiết bị như IP rating, FCC, CE, UL,… Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến khả năng chống chịu va đập, rung động & các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Lựa chọn cấu hình máy tính công nghiệp IPC đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu sử dụng thực tế & môi trường làm việc. Để có lựa chọn chính xác, hãy liên hệ đến các nhà cung cấp uy tín để được tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Thị Giác Máy Là Gì? Vai Trò Của Thị Giác Máy Trong Sản Xuất Hiện Đại
Như vậy, trong bài viết trên onfac.net đã giới thiệu đến bạn các bước lựa chọn một cấu hình máy tính công nghiệp, qua đó giúp bạn dễ dàng & nhanh chóng chọn được mẫu máy phù hợp. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng & tham khảo ý kiến từ các nhà cung cấp, kỹ thuật viên có chuyên môn để đưa ra quyết định chính xác. Nếu cần hỗ trợ tư vấn & giải đáp 1 số câu hỏi liên quan, hãy nhấc máy & gọi ngay đến số hotline phòng kinh doanh.
ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cách kết nối Bluetooth trên máy tính Windows
Bạn đã bao giờ sử dụng tính năng kết nối Bluetooth trên máy tính chưa? [...]
Th10
Cách tắt lịch sử tìm kiếm trên máy tính Windows
Lịch sử tìm kiếm được lưu trên máy tính sau thời gian dài sẽ làm [...]
Th10
Kiểm tra dung lượng file hệ thống trên máy tính Windows
Kiểm tra dung lượng file hệ thống trên máy tính Windows là một bước quan [...]
Th10
Cách đăng nhập tài khoản Microsoft trên máy tính Windows
Đăng nhập tài khoản Microsoft trên máy tính Windows giúp đồng bộ hóa dữ liệu, [...]
Th10
Ứng Dụng Máy Tính Và Màn Hình Công Nghiệp Trong Phân Loại Sản Phẩm Tự Động
Trong thời đại công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng công nghệ [...]
Th9
[Góc Chia Sẻ]: Mẹo Chọn Máy Tính Công Nghiệp Cho Mọi Ứng Dụng Hiệu Quả Nhất
Máy tính công nghiệp hay PC công nghiệp được biết đến là dòng máy tính [...]
Th9