Bán hàng online đã dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây và trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Xu hướng này đáp ứng nhu cầu mua sắm tiện lợi của người tiêu dùng và mang lại nhiều lợi ích cho người bán hàng. Thế nhưng những người bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không? Hãy cùng Onfac tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Việc bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Dựa theo quy định trong khoản 1 Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì các thương nhân phải tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương. Về việc thiết lập web khi đã được hoàn thiện với đầy đủ phần cấu trúc, tính năng và thông tin,….Phần địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng.
Vì thế các nhà bán hàng online đều phải bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp hoạt động bán hàng online qua website nhằm cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử. Còn đối với việc bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook thì sẽ không nhất thiết phải thực hiện đăng ký kinh doanh.
Cụ thể trong Điều 3 tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định mỗi cá nhân hoạt động thương mại hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động. Được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ và các hoạt động với mục đích sinh lợi. Tuy nhiên không thuộc vào đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” dựa vào quy định của Luật Thương mại 2005.
Nhóm này sẽ bao gồm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại: Buôn bán rong, bán quà vặt, buôn bán vặt, buôn chuyến, dịch vụ đánh giày, bán vé số, trông giữ xe, rửa xe, chữa khóa, sửa chữa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh,… Và các dịch vụ khác có/ không có địa điểm cố định và các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên.
Việc bán hàng online dựa trên các nền tảng mạng xã hội của cá nhân có thể xem như là một hình thức cá nhân hoạt động thương mại. Ví dụ như kinh doanh online tổ chức livestream trên TikTok. Chính là hoạt động buôn bán vặt hoặc bán quà vặt dựa vào Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP.
Trách nhiệm của người bán hàng online cần thực hiện
Người kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác. Những thông tin liên quan, đăng ký sử dụng dịch vụ và thông tin về hàng hóa, dịch vụ khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ. Việc đảm bảo tính chính xác và trung thực của thông tin về hàng hóa và dịch vụ là yêu cầu bắt buộc, giúp người tiêu dùng có được sự minh bạch và rõ ràng trong quá trình mua sắm trực tuyến.
Ngoài ra, người kinh doanh cần tuân thủ các quy định về đặt hàng trực tuyến theo quy định tại Chương II của Nghị định. Bao gồm việc cung cấp thông tin chi tiết về quy trình đặt hàng, chính sách giao hàng và đổi trả. Người tiêu dùng có được trải nghiệm mua sắm thuận lợi và an toàn.
Người kinh doanh cũng phải sẵn sàng cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh khi có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhằm mục đích để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử. Hỗ trợ nhà nước quản lý và phát triển thị trường thương mại điện tử một cách hiệu quả và bền vững.
Đồng thời, người kinh doanh cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Như thanh toán, quảng cáo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,… Và các quy định pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây là những yếu tố quan trọng để duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng.
Nghĩa vụ thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh online. Người kinh doanh trên mạng xã hội phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, góp phần vào nguồn thu ngân sách nhà nước và đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh.
Tham khảo: Băng thông là gì? Cách khắc phục tình trạng bóp băng thông cho website
Lời kết
Việc đăng ký kinh doanh là một yếu tố không thể bỏ qua đối với những ai muốn hoạt động kinh doanh hợp pháp và bền vững. Đặc biệt trong bối cảnh bán hàng online ngày càng phát triển và trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế. Đăng ký kinh doanh không chỉ giúp người bán hàng tuân thủ các quy định pháp luật. Mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như xây dựng uy tín, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và hỗ trợ quản lý tài chính. Dù bạn là cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ hay doanh nghiệp lớn. Hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định về đăng ký kinh doanh sẽ giúp phát triển hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và an toàn. Do đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ mọi quy định pháp luật cần thiết.
Bài viết trên đây, Onfac chia sẻ Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không? Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho mọi người, xin cảm ơn.
ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Tổng hợp bảng mã bưu chính Zip Code TP HCM
Việc nắm rõ thông tin về địa chỉ, đặc biệt là mã bưu chính, trở [...]
Th9
10 trang web tạo CV xin việc online chuẩn, đẹp
Việc sở hữu một chiếc CV chuẩn, đẹp là yếu tố gây ấn tượng ngay [...]
Th9
Mua trước trả sau là gì? Điểm khác biệt so với các hình thức khác
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, việc mua [...]
Th9
Cách tra bưu cục gần đây của những công ty giao hàng uy tín ở Việt Nam
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu [...]
Th9
Các hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến cho bán hàng
Ngày nay, việc bán hàng đã trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn bao [...]
Th9
Hoàn hàng là gì? Top 4 lý do khách hoàn hàng và giải pháp
Trong kinh doanh online, một vấn đề khiến các nhà bán hàng phải đối mặt [...]
Th9