Cổng WAN & Cổng LAN là 2 thuật ngữ phổ biến, thường được dùng để chỉ các kết nối trong mạng máy tính. Mặc dù có tên gần giống nhau, nhưng vai trò & chức năng của cổng WAN & cổng LAN hoàn toàn khác nhau. Để hiểu rõ cổng WAN là gì & thấy được sự khác biệt giữa cổng WAN và cổng LAN, hãy cùng onfac.net tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
Cổng WAN là gì?
Cổng WAN (Wide Area Network) là 1 cổng trên Router dùng để kết nối với modem & truy cập internet từ nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP – Internet Service Provider). Chức năng chính của cổng WAN là kết nối mạng LAN với mạng WAN, cho phép truyền dữ liệu qua các mạng lớn hơn như thành phố, quốc gia hoặc lục địa.
Trên mỗi thiết bị định tuyến (Router), cổng WAN thường được thiết kế độc lập & có màu sắc khác biệt để dễ nhận diện. Điều này giúp người dùng dễ dàng phân biệt cổng WAN với các cổng khác trên thiết bị. Trên 1 số bộ định tuyến dành cho doanh nghiệp, có thể có cổng WAN kép để kết nối với 2 modem khác nhau từ 2 nhà cung cấp dịch vụ internet khác nhau cùng lúc.
Cổng WAN đóng vai trò quan trọng trong quá trình kết nối mạng LAN với internet & cho phép truyền dữ liệu qua các mạng lớn hơn.
Cổng WAN & những ưu điểm nổi bật
Khả năng kết nối rộng lớn
Cổng WAN (Wide Area Network) cho phép kết nối các địa điểm từ xa, không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Chính vì vậy, các văn phòng chi nhánh, tổ chức & cá nhận có thể dễ dàng kết nối với nhau trên diện rộng, rất thuận tiện & nhanh chóng.
Không bị giới hạn tín hiệu
Với cổng WAN, không gian mạng không còn bị hạn chế bởi tín hiệu từ bên ngoài. Các mạng LAN có thể kết nối & truyền thông tin qua đường truyền rộng mà không còn gặp khó khăn về khoảng cách hay tốc độ.
Chia sẻ thông tin & lưu trữ dữ liệu
Cổng WAN cung cấp khả năng chia sẻ thông tin & lưu trữ dữ liệu trên mạng WAN. Qua đó, người dùng có thể truy cập vào tài liệu & dữ liệu từ các địa điểm khác nhau 1 cách thuận tiện & nhanh chóng, tạo điều kiện cho làm việc nhóm & quản lý thông tin hiệu quả.
Tốc độ truyền tải linh hoạt
Tốc độ truyền tải dữ liệu trên cổng WAN khá linh hoạt & thay đổi tùy thuộc vào vị trí & thiết bị truyền dẫn. Cho phép các tổ chức & cá nhân tận dụng khả năng truyền tải dữ liệu nhanh chóng & đáng tin cậy theo nhu cầu của họ.
Tính bảo mật
Cổng WAN cung cấp đa dạng tính năng bảo mật: xác thực, mã hóa dữ liệu & kiểm soát truy cập, đảm bảo an toàn cho dữ liệu khi truyền tải qua mạng WAN. Điều này giúp bảo vệ thông tin quan trọng & đảm bảo tính riêng tư cho các tổ chức & người dùng.
Phân biệt cổng WAN và cổng LAN: Điểm khác nhau cơ bản
Tiêu chí so sánh | Cổng WAN | Cổng LAN |
Mục đích | Tạo ra 1 lớp mạng riêng & kết nối mạng LAN với mạng WAN lớn hơn. Đồng thời cung cấp truy cập internet & kết nối đến các vị trí từ xa | Được sử dụng để tạo ra hệ thống mạng nội bộ trong 1 vùng nhất định. Cổng LAN kết nối đến các thiết bị trong mạng LAN & cung cấp kết nối đến internet |
Cấu hình | Cổng WAN được cấu hình để có thể nhận tín hiệu internet từ modem hoặc nguồn internet khác thông quan thiết bị định tuyến (Router). Cung cấp địa chỉ IP theo Default Gateway của bộ định tuyến | Cổng LAN được cấu hình để có thể nhận tín hiệu internet từ modem & chia sẻ đến các thiết bị trong mạng LAN |
Số lượng | Mỗi Router thường chỉ có 1 cổng WAN. Tuy nhiên trên thực tế 1 số Router doanh nghiệp có thể có cổng WAN kép để kết nối 2 modem từ các nhà cung cấp internet khác nhau cùng lúc, đảm bảo sự ổn định & tính linh hoạt cho hệ thống mạng | Router thường có nhiều cổng LAN để có thể kết nối với nhiều thiết bị trong mạng LAN. Số lượng cổng LAN phụ thuộc vào loại & mô hình của bộ định tuyến |
Tóm lại: Cổng WAN được sử dụng để kết nối mạng LAN (Local Area Network) với mạng WAN (Wide Area Network), cung cấp truy cập internet & kết nối từ xa. Trong khi đó, cổng LAN chỉ được sử dụng để tạo mạng nội bộ & kết nối các thiết bị trong mạng LAN với internet.
>>> Xem thêm: EtherCAT Là Gì? Lịch Sử Phát Triển & Cách Thức Hoạt Động Của EthernetCAT
Có thể thấy, với khả năng kết nối rộng lớn & chia sẻ thông tin, cổng WAN (Wide Area Network) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự kết nối, liên lạc giữa các văn phòng, chi nhánh & người dùng từ xa. Mang đến sự linh hoạt, tiện ích cho các doanh nghiệp & tổ chức trong quá trình hoạt động & quản lý mạng ngày nay.
Mong rằng qua những chia sẻ trên, quý bạn đọc đã có thêm cho bản thân nguồn kiến thức hữu ích, đặc biệt hiểu rõ cổng WAN là gì để có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, xin vui lòng liên hệ đến số hotline phòng kinh doanh onfac.net để được hỗ trợ giải đáp chi tiết.
ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cách tra bưu cục gần đây của những công ty giao hàng uy tín ở Việt Nam
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu [...]
Th9
Hướng Dẫn Các Bước Kiểm Tra PC Công Nghiệp Lỗi Và Khắc Phục Sự Cố Hiệu Quả
PC công nghiệp là dòng máy tính chuyên dụng, được thiết kế để hoạt động [...]
Th9
Các hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến cho bán hàng
Ngày nay, việc bán hàng đã trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn bao [...]
Th9
Hoàn hàng là gì? Top 4 lý do khách hoàn hàng và giải pháp
Trong kinh doanh online, một vấn đề khiến các nhà bán hàng phải đối mặt [...]
Th9
Tại Sao Máy Tính Công Nghiệp Phải Trải Qua Thử Nghiệm Trước Khi Rời Khỏi Nhà Máy Sản Xuất?
Máy tính công nghiệp (Industrial Computer) là dòng máy tính đặc biệt, được thiết kế [...]
Th8
Thẻ tích điểm là gì? Cách tích điểm dành cho khách hàng
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc giữ chân khách hàng trở [...]
Th8