cPanel là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về cPanel

Chắc hẳn với các bạn làm IT thường xuyên tiếp xúc và quản lý website sẽ biết đến cPanel. Tuy nhiên với những bạn không thuộc lĩnh vực này hay mới bắt đầu thì câu hỏi cPanel là gì? rất cần được giải đáp. Hãy cùng Onfac tìm hiểu khái niệm cPanel là gì? Và tất tần tật những thông tin về cPanel. 

Khái niệm về cPanel là gì?

cPanel là một hệ thống quản trị web hosting control panel dựa trên nền tảng Linux, được sử dụng rộng rãi để quản lý các dịch vụ web hosting. Bởi tính đơn giản và linh hoạt là lý do chính khiến cPanel trở thành hệ thống hosting website phổ biến nhất. 

Cung cấp một giao diện đồ họa trực quan và các công cụ tự động hóa. Nhằm đơn giản hóa quá trình quản lý máy chủ web và các trang web. Cho phép người dùng thực hiện các tác vụ phức tạp chỉ với vài cú nhấp chuột. Như: tạo tài khoản email, quản lý tệp tin và thư mục, tạo cơ sở dữ liệu cài đặt phần mềm,…

cpanel là gì?

Tìm hiểu các tính năng của cPanel 

Tính năng quản lý tệp tin

  • Trình quản lý tệp: truy cập và điều khiển các tệp dễ dàng mà không cần sử dụng giao thức FTP. Thực hiện một cách nhanh chóng các thao tác tạo, chỉnh sửa và xóa tệp.
  • Tình trạng dung lượng ổ cứng: các giao diện đồ họa hiển thị tình trạng sử dụng ổ cứng để hiểu và quản lý ổ cứng tốt hơn.
  • Kết nối FTP: tổng quan các phiên kết nối FTP.
  • Sao lưu và hướng dẫn sao lưu: khả năng sao lưu tệp trên dịch vụ lưu trữ web một cách dễ dàng. 
  • Hình Ảnh: cho phép người dùng thay đổi kích thước và chuyển đổi hình ảnh, cùng với khả năng xem trước.
  • Ổ Đĩa Web: quản trị viên web được xem không gian ổ đĩa giống như trên máy tính cá nhân. Và thực hiện quản lý như chỉnh sửa, di chuyển, tải lên và tải xuống tệp.
  • FTP ẩn danh: cung cấp tệp tin cho việc tải xuống một cách công khai và không cần xác thực.
  • Bảo mật thư mục: bảo vệ thư mục bằng mật khẩu, tăng cường tính bảo mật.
  • Tài khoản FTP: Hỗ trợ quản lý các tài khoản FTP dễ dàng và tiện lợi.

Quản lý cơ sở dữ liệu

  • phpMyAdmin: Giao diện người dùng bên thứ ba dùng để quản lý cơ sở dữ liệu. Phù hợp khi làm việc với cơ sở dữ liệu MySQL.
  • Remote MySQL: Được phép truy cập cơ sở dữ liệu từ xa. Ví dụ như các ứng dụng khác dùng trên các máy chủ khác.
  • MySQL: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạnh để hoạt động các ứng dụng trên web của bạn.
  • PostgreSQL Databases (Cơ sở dữ liệu PostgreSQL): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến trong một số trường hợp dùng để thay thế cho MySQL.
  • MySQL Database Wizard: Tạo và quản lý cơ sở dữ liệu MySQL dễ dàng.
  • PostgreSQL Database Wizard (Trình hướng dẫn cơ sở dữ liệu PostgreSQL): Công cụ hỗ trợ tạo và quản lý cơ sở dữ liệu PostgreSQL một cách thuận tiện một cách dễ dàng.

Tính năng quản lý tên miền

  • Addon Domains: Quản lý nhiều tên miền trên cùng một tài khoản hosting.
  • Subdomains: Tạo và quản lý các tên miền phụ (subdomains) để tổ chức trang web hoặc ứng dụng.
  • Aliases (Parked Domains): Tạo các bí danh cho tên miền chính, cho phép truy cập trang web qua nhiều tên miền khác nhau.
  • Redirects: Thiết lập chuyển hướng tên miền từ một URL này sang một URL khác.
  • Với những tính năng này giúp bạn quản lý và tùy chỉnh trang web một cách linh hoạt thông qua giao diện cPanel.

Tính năng hỗ trợ email

  • Email Accounts: Tạo và quản lý các tài khoản email liên quan đến tên miền của bạn.
  • Forwarders: Chuyển tiếp email từ một tài khoản email đến các tài khoản khác.
  • Autoresponders: Thiết lập các email tự động phản hồi.
  • Email Filters: Tạo các bộ lọc email để quản lý và sắp xếp email đến.
  • Spam Filters: Sử dụng các công cụ chống spam để lọc email rác.
  • MX Entry: Định tuyến lại email đến một máy chủ khác.
  • Mailing Lists: Tạo một email và gửi cho nhiều địa chỉ người nhận.
  • Email Filters: Rất hữu ích cho việc chuyển hướng email, ngăn chặn các loại thư rác hoặc chuyển email đến các ứng dụng.

Hỗ trợ tính năng bảo mật

  • SSL/TLS: Quản lý và cài đặt chứng chỉ SSL để bảo mật kết nối.
  • Password Protect Directories: Bảo vệ các thư mục bằng mật khẩu.
  • IP Blocker: Chặn các địa chỉ IP không mong muốn truy cập vào trang web của bạn.
  • Hotlink Protection: Ngăn chặn các trang web khác sử dụng trực tiếp các tài nguyên của bạn (như hình ảnh) trên trang của họ.
  • Leech Protection: Ngăn chặn việc người dùng chia sẻ thông tin đăng nhập của họ công khai.

Thống kê và phân tích

  • Visitors (Khách truy cập): Bản ghi về số lượng người truy cập chi tiết thông qua tệp nhật ký Apache.
  • Raw Access (Truy cập nguyên bản): Tệp nhật ký gốc, các sự kiện truy cập máy chủ được ghi chép, thường được nén lại để tiết kiệm không gian.
  • Webalizer: Giúp việc phân tích và hiểu rõ hơn về hành vi truy cập trang web.
  • Errors (Lỗi): Các lỗi gần đây trên trang web được tập hợp lại. Giúp người dùng phát hiện và xử lý vấn đề một cách nhanh chóng.
  • AWStats: Dựa vào bên thứ ba, hỗ trợ hiển thị trực quan số liệu truy cập vào trang web.
  • Webalizer FTP: Đo lường số lượng truy cập thông qua giao thức FTP vào trang web.
  • Băng Thông (Bandwidth): Thông tin về việc sử dụng băng thông của trang web được tổng hợp.
  • Thống kê analog: Các số liệu thống kê về lượt truy cập trang web được cung cấp với giao diện đơn giản.
  • Trình Chỉnh Sửa Số Liệu (Metrics Editor): Giúp chỉnh sửa, lựa chọn số liệu cụ thể để theo dõi trên các miền khác nhau.
Thống kê số liệu

Tính năng quản lý phần mềm

  • PHP Version Manager: Quản lý các phiên bản PHP sử dụng cho các trang web.
  • Module Installers: Cài đặt và quản lý các mô-đun PHP và Perl.

Ứng dụng & tiện ích

  • Softaculous: Tự động cài đặt các ứng dụng web phổ biến như WordPress, Joomla, Drupal, Magento chỉ với vài cú nhấp chuột.
  • Site Publisher: Công cụ giúp tạo các trang web đơn giản và nhanh chóng.
  • Cron Jobs: Thiết lập các tác vụ tự động chạy vào các thời điểm định trước.
  • Metrics and Statistics: Cung cấp các số liệu thống kê về lưu lượng truy cập trang web, băng thông sử dụng và nhiều thông tin khác.

Cài đặt nâng cao

  • Indexes (Chỉ mục): Trang chỉ mục Apache mặc định tuỳ chỉnh.
  • MIME Types (Các loại MIME): Hướng dẫn để xử lý các phần mở rộng tệp khác nhau, ví dụ như: .html, .htm.
  • CRON Jobs: Tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại vào khung thời gian đã được lên lịch. Ví dụ: tự tạo hóa đơn vào lúc 12:00 mỗi ngày.
  • Error Pages (Trang lỗi): Cấu hình cách các trang lỗi xuất hiện.
  • Virus Scanner: Quét các mối đe dọa hay phần mềm độc hại.
  • Track DNS (Theo dõi DNS): Tìm tuyến đường từ PC đến máy chủ để kiểm tra DNS.
  • Apache Handlers (Trình xử lý Apache): Đây là cách lựa chọn xử lý của Apache.
  • API Shell: Dùng để chạy các lệnh gọi API cPanel.

Tham khảo: Hiệu ứng chim mồi là gì? Cách ứng dụng trong kinh doanh và marketing

Hướng dẫn chi tiết sử dụng và quản lý cPanel 

Bước 1: Đăng nhập cPanel (quyền user) đăng nhập theo đường dẫn dạng http://IP:2082 hoặc https://IP:2083. Sau đó nhập tên và mật khẩu. 

Đăng nhập cpanel

Bước 2: Tiến hành cài đặt WordPress với cPanel. Tìm mục autoinstaller và click chọn WordPress và làm theo hướng dẫn của WordPress.

Bước 3: Thêm mới tài khoản mail trong cPanel.

  • Trong mục Email chọn Email Account, nhập địa chỉ mail muốn lập cũng như mật khẩu và nhấn vào Create Account.
  • Tiếp theo truy cập tài khoản webmail ngay từ cPanel hoặc thiết lập tài khoản mail mới để làm việc với ứng dụng email độc lập.
Thêm mới tk mail trong cpanel

Bước 4: Tạo Subdomain trên cPanel.

  • Trong cPanel cho phép tạo hai loại tên miền: domain và subdomain.
  • Addon Domains đây là những tên miền hoàn toàn độc lập.
  • Subdomain, được thêm vào tên miền website của bạn.
  • Để thêm cả hai loại domain này, hãy tìm tùy chọn có liên quan trong mục Domain.
Tạo Subdomain trên cPanel.

Bước 5: Upload và quản lý file với cPanel

  • Để truy cập, trong mục File tìm tùy chọn File Manager.
  • Nhấn vào File Manager để chuyển sang một giao diện mới.
  • Bằng cách sử dụng cây thư mục ở bên trái tại các vị trí khác nhau.
  • Trong giao diện trung tâm sẽ quản lý các tệp riêng lẻ.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tải lên và chỉnh sửa tệp, trên thanh top bar.
Upload và quản lý file với cPanel

Bước 6: Backup web với cPanel. Trong mục Files chọn Back up hoặc Back up Wizard. Tiếp theo, làm theo trình hướng dẫn để hoàn thành back up.

Backup web với cPanel.

Với các tính năng phong phú và giao diện dễ sử dụng, cPanel giúp việc quản lý web hosting trở nên đơn giản và hiệu quả. Phù hợp cho cả người mới bắt đầu và các chuyên gia IT. Onfac hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ trong bài viết này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cPanel là gì? Đừng quên truy cập website Onfac để có thêm kiến thức mới cũng như tìm hiểu các thiết bị điện tử công nghiệp và giải pháp tự động hoá.

0/5 (0 Reviews)

ONFAC việt nam

ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sự khác biệt giữa kinh doanh điện tử và thương mại điện tử

Nhiều người thường hay nhầm lẫn kinh doanh điện tử (e- business) và thương mại [...]

Tìm Hiểu Sự Ra Đời Của Đồng Hồ Nước Đo Lưu Lượng Nước Thải

Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc quản [...]

CEO là gì? Chức năng và trách nhiệm của CEO trong doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, CEO là một vị trí quan trọng trong việc nắm giữ [...]

Cảm Biến Phát Hiện Nước Trong Dầu Là Gì? Vai Trò & Ứng Dụng Nổi Bật

Được thiết kế để phát hiện sớm sự có mặt của nước trong dầu, cảm [...]

Doanh nghiệp số là gì? Giải pháp chuyển đổi số toàn diện

Các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng chuyển đổi doanh nghiệp số. Xu hướng [...]

Cảm Biến Quang Là Gì? Những Ứng Dụng Của Cảm Biến Quang Trong Cuộc Sống

Với khả năng chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện, cảm biến quang [...]