Máy tính công nghiệp khái niệm, phân loại và ứng dụng

Máy tính công nghiệp- khái niệm, phân loại và ứng dụng

Từ các quy trình giám sát đến điều khiển các hệ thống máy móc phức tạp đòi hỏi sự linh hoạt và hiệu suất cao. Máy tính công nghiệp là giải pháp hữu hiệu đã và đang thay đổi các quy trình sản xuất. Không chỉ đồng bộ hóa toàn bộ quy trình sản xuất mà còn mở ra không gian cho sự sáng tạo và cải tiến liên tục. Hãy cùng Onfac tìm hiểu khái niệm, phân loại và ứng dụng của máy tính công nghiệp.

Cùng tìm hiểu khái niệm của máy tính công nghiệp

Các máy tính công nghiệp (viết tắt IPC) chuyên dùng để vận hành các hệ thống tự động hoá phù hợp trong các nhà xưởng có áp suất không đều. Máy tính được thiết kế đáp ứng các yêu cầu khắt khe của môi trường. Chẳng hạn như: nhiệt độ cao, nhiều bụi, ẩm ướt, rung lắc và nguồn điện áp không đều.

Trong thực tế, thì máy tính công nghiệp khác biệt so với các dòng máy tính văn phòng thông thường. Dòng máy này có sức bền “trâu” hơn. Thường được xây dựng để hoạt động liên tục mà không giảm hiệu suất. Phục vụ cho nhu cầu của các hệ thống tự động hóa và quy trình sản xuất làm việc 24/7.

Một trong những đặc điểm quan trọng của dòng máy tính này là khả năng tích hợp với các hệ thống tự động và các cảm biến trong quy trình sản xuất. Điều này tạo ra một hệ thống thông tin liên kết, cho phép quá trình sản xuất được theo dõi và kiểm soát một cách chặt chẽ. Công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng thường được tích hợp. Giúp máy tính công nghiệp không chỉ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản. Mà còn có khả năng học và điều chỉnh để tối ưu hóa hiệu suất theo thời gian.

Phân loại các dòng máy tính công nghiệp

Hiện tại, máy tính IPC được chia ra 2 dòng chủ yếu:

Loại máy tính IPC không quạt

Loại máy này thiết kế loại bỏ phần quay cánh quạt. Điều này không những giúp máy nhỏ gọn hơn, hoạt động êm hơn cũng như giúp hạn chế các tác động của môi trường. Nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí hoạt động không ngừng nghỉ với hiệu suất cao. Nhờ vào thiết kế tản nhiệt tối ưu cho phép tỏa nhiệt trực tiếp ra bên ngoài qua lớp vỏ CPU. Đồng thời hạn chế được rủi ro bụi bặm, độ ẩm rò rỉ vào các vi mạch bên trong. Điều này giúp tăng tuổi thọ và độ bền cho máy tính. Cũng như máy tính làm việc liên tục trong nhiều giờ với điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Loại máy tính IPC màn hình cảm ứng

Dòng máy tính công nghiệp này được tích hợp thêm màn hình cảm ứng.
Người dùng thao tác điều chỉnh trên máy tính thông qua màn hình cảm ứng một cách nhanh gọn. Đây sẽ là sự lựa chọn hàng đầu dành cho các ứng dụng giao diện người và máy (HMI). Các dòng máy tính công nghiệp này được thiết kế cứng cáp, mạnh mẽ và có khả năng mở rộng linh hoạt, đa chiều.
Màn hình cảm ứng trên máy tính công nghiệp thường được thiết kế để chịu đựng được các điều kiện môi trường khắc nghiệt. Đảm bảo tính ổn định khi hoạt động cũng như độ bền của hệ thống.

Top các dòng máy tính IPC bán chạy

Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng LPC-1209 hãng Avalue đây hỗ trợ CPU Intel® Atom™ E3845 1.91GHz. Bộ nhớ trong Ram DDR3L, kèm I/O đa dạng USB 3.0, USB 2.0, RS-232/422/485 (BIOS), SATA II, HDM,…. Rõ ràng rằng, với cấu hình này thì loại máy tính này sẵn sàng xử lí bất cứ nhiệm vụ nào.

Máy tính công nghiệp ATBOX G8-10510U có bộ vi xử lý Intel Core i7 10510U RAM 16GB SSD 1T SamSung. Máy có khả năng chống bụi, chống rung, chống sốc cực tốt. Vận hành ổn định trong ngưỡng nhiệt độ từ -20 đến +80 độ C. Sử dụng chip tiêu biểu Intel KABYLAKE đã nhanh và tiết kiệm năng lượng hơn. Ngoài ra chúng ta còn có khe cắm DDR4 hỗ trợ 4GB/8Gb/16GB/32GB.

 

Máy tính công nghiệp Advantech Mic 7700 thiết kế nhỏ gọn với bộ vi xử lý Intel® Core i thế hệ 6/7. Có khả năng mở rộng linh hoạt và tính toán tuyệt vời với bộ nhớ DDR4, mô-đun I/O tùy chọn. Phần vỏ thiết bị chắc chắn chịu được tác động của môi trường công nghiệp khắc nghiệt.

Máy tính công nghiệp- khái niệm, phân loại và ứng dụng

Máy tính ipc được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Với những đặc điểm nổi bật được đề cập ở trên như khả năng ổn định cao và khả năng chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt. Máy tính công nghiệp đã trở thành trọng điểm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:

  • Trong các quy trình sản xuất, quản lý các hệ thống, máy móc, dây chuyền sản xuất,…
  • Trong y tế, máy tính quản lý dữ liệu bệnh nhân, giám sát thiết bị y tế thông minh và các hệ thống dịch vụ. Như hệ thống xếp hàng khám bệnh, hệ thống gọi y tá, kiosk lấy số thứ tự,…
  • Trong ngành năng lượng, máy tính công nghiệp được sử dụng để quản lý và kiểm soát các hệ thống điều khiển tự động. Trong quy trình giám sát và phân phối điện năng lượng.
  • Trong lĩnh vực giao thông, máy tính công nghiệp thường được tích hợp vào các hệ thống quản lý giao thông, hệ thống giám sát đô thị thông minh,…
  • Trong lĩnh vực nông nghiệp, máy tính công nghiệp thu thập dữ liệu trong các hệ thống quan trắc, hệ thống quản lý tưới tiêu,…

Tham khảo: Máy tính công nghiệp chuyên dùng trong Y Tế

Onfac địa chỉ uy tín chuyên phân phối các dòng máy tính công nghiệp IPC chính hãng, giá tốt. Sẵn sàng phục vụ ngay khi quý khách có nhu cầu cần hỗ trợ. Trên đây là chia sẻ thông tin về máy tính công nghiệp- khái niệm, phân loại và ứng dụng. Hy vọng sẽ giúp quý khách bổ sung thông tin trong quá trình lựa chọn.

5/5 (1 Review)

ONFAC việt nam

ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Kiểm tra dung lượng file hệ thống trên máy tính Windows

Kiểm tra dung lượng file hệ thống trên máy tính Windows là một bước quan [...]

Cách đăng nhập tài khoản Microsoft trên máy tính Windows

Đăng nhập tài khoản Microsoft trên máy tính Windows giúp đồng bộ hóa dữ liệu, [...]

Ứng Dụng Máy Tính Và Màn Hình Công Nghiệp Trong Phân Loại Sản Phẩm Tự Động

Trong thời đại công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng công nghệ [...]

[Góc Chia Sẻ]: Mẹo Chọn Máy Tính Công Nghiệp Cho Mọi Ứng Dụng Hiệu Quả Nhất

Máy tính công nghiệp hay PC công nghiệp được biết đến là dòng máy tính [...]

Hướng Dẫn Các Bước Kiểm Tra PC Công Nghiệp Lỗi Và Khắc Phục Sự Cố Hiệu Quả

PC công nghiệp là dòng máy tính chuyên dụng, được thiết kế để hoạt động [...]

Tại Sao Máy Tính Công Nghiệp Phải Trải Qua Thử Nghiệm Trước Khi Rời Khỏi Nhà Máy Sản Xuất?

Máy tính công nghiệp (Industrial Computer) là dòng máy tính đặc biệt, được thiết kế [...]