Nhà phân phối đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng hiện đại, là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng. Nhà phân phối đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách hiệu quả từ nhà máy đến thị trường. Bên cạnh đó còn giúp tối ưu hóa quá trình lưu thông sản phẩm, quản lý tồn kho và điều phối bán hàng. Vậy nhà phân phối là gì? Hãy cùng Onfac tìm hiểu khái niệm cũng như các lưu ý khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng.
Vậy khái niệm về nhà phân phối là gì?
Nhà phân phối là bên trung gian giúp kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất với các cửa hàng, đại lý hoặc là trực tiếp đến khách hàng. Hiểu đơn giản Nhà phân phối sẽ nhập hàng hóa với số lượng lớn từ các doanh nghiệp sản xuất. Sau đó sẽ được lưu trữ ở trong kho và bán cho các đại lý hoặc cửa hàng với các mức giá chênh lệch.
Nhà phân phối có vai trò và chức năng gì?
Nhà phân phối có vai trò vận chuyển hàng hoá và truyền tải thông tin sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đến các đại lý hoặc cửa hàng. Một nhà phân phối được phép hợp tác với một hoặc nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng thời điểm. Để thực hiện các chiến dịch tiếp thị, vận chuyển cũng như bán các mặt hàng theo nhiều hình thức khác nhau.
Nhà phân phối có vai trò tiếp cận với nhiều đối tượng người tiêu dùng hơn, nâng cao thị trường của doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, hỗ trợ kỹ thuật hoặc bảo hành dưới danh nghĩa của doanh nghiệp sản xuất.
Ví dụ: ATPro Corp là nhà phân phối máy tính công nghiệp của hãng Avalue tại Việt Nam.
Phân loại các nhà phân phối phổ biến hiện nay
Nhà phân phối trực tiếp: là người tiêu dùng mua hàng trực tiếp tại doanh nghiệp sản xuất. Ví dụ: Vinamilk mở các chuỗi cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp.
Nhà phân phối gián tiếp: là thương hiệu sẽ phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng qua các kênh trung gian như cửa hàng bán lẻ, đại lý ký gửi,… Ví dụ: Kênh phân phối gián tiếp thông là các chuỗi cửa hàng chăm sóc sắc đẹp như Guardian, Hasaki, …Sẽ phân phối các mặt hàng đến từ nhiều thương hiệu mỹ phẩm lớn.
Nhà phân phối độc quyền: doanh nghiệp sản xuất ủy quyền để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của họ tại một khu vực địa lý cụ thể. Mà không có sự cạnh tranh từ các nhà phân phối khác của cùng sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Điều này giúp nhà phân phối độc quyền kiểm soát tốt hơn thị trường và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ hơn. Hình thức này được sử dụng với mục đích tiếp thị và phân phối các thương hiệu cao cấp.
Các lưu ý trước khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng
Cần nghiên cứu thị trường tiềm năng
Nghiên cứu thị trường trước giúp các nhà phân phối xác định rõ phân khúc khách hàng tiềm năng, thị trường mục tiêu, thị hiếu và nhu cầu người dùng,…. Dựa vào các dữ liệu thu thập đưa ra hướng tiếp thị phù hợp để tăng hiệu quả bán hàng, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Dự toán nguồn vốn
Một lần nhà phân phối sẽ phải nhập số lượng lớn hàng hoá (tuỳ theo quy định của mỗi doanh nghiệp sản xuất). Thế nên số vốn ban đầu là không hề nhỏ cần chuẩn bị nền tảng tài chính vững vàng. Bên cạnh đó, còn có nhiều chi phí khác như chi phí lưu kho, mặt bằng, thuê nhân viên, tiếp thị sản phẩm,…
Có đầy đủ các giấy tờ pháp lý theo quy định của nhà nước
Trước khi làm nhà phân phối, người quản lý cần phải hoàn tất toàn bộ các giấy tờ, thủ tục trước khi kinh doanh. Người quản lý phải đi đăng ký các loại giấy tờ như:
- Giấy phép kinh doanh (Hộ kinh doanh cá thể/Doanh Nghiệp);
- Đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Các loại giấy tờ có nguồn gốc xuất xứ sản phẩm kinh doanh;
- …
Tham khảo: Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không?
Lưu ý quản lý kho hàng hiệu quả
Việc nhập cũng như phân phối số lượng lớn hàng hoá cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ. Chắc chắn các nhà phân phối cần phải có kho hàng lớn để lưu trữ. Chính vì thế việc quản lý kho hàng cần phải chính xác và hiệu quả cao. Rà soát được tình trạng nhập – xuất hàng hóa liên tục giúp nắm được số lượng cụ thể của từng mặt hàng trong kho. Tránh các tình trạng tồn kho, sai sót, gian lận,….
Quản lý tốt các nhà cung cấp
Quản lý nhà cung cấp hoặc doanh nghiệp sản xuất là một trong những khâu quan trọng cần chú ý vì ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn hàng. Các nhà phân phối cần theo dõi và quản lý công nợ, lịch sử mua hàng và chi phí mua hàng,… Điều này sẽ giúp các nhà phân phối lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tối ưu chi phí đầu tư.
Nhà phân phối đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng, kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng. Với trách nhiệm đảm bảo sự thông suốt trong quá trình vận chuyển, bảo quản hàng hóa, và cung cấp dịch vụ hậu mãi,…Hy vọng qua bài viết này của Onfac giúp bạn đọc tìm hiểu nhà phân phối là gì cũng như các lưu ý khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng.
ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Tổng hợp bảng mã bưu chính Zip Code TP HCM
Việc nắm rõ thông tin về địa chỉ, đặc biệt là mã bưu chính, trở [...]
Th9
10 trang web tạo CV xin việc online chuẩn, đẹp
Việc sở hữu một chiếc CV chuẩn, đẹp là yếu tố gây ấn tượng ngay [...]
Th9
Mua trước trả sau là gì? Điểm khác biệt so với các hình thức khác
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, việc mua [...]
Th9
Cách tra bưu cục gần đây của những công ty giao hàng uy tín ở Việt Nam
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu [...]
Th9
Các hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến cho bán hàng
Ngày nay, việc bán hàng đã trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn bao [...]
Th9
Hoàn hàng là gì? Top 4 lý do khách hoàn hàng và giải pháp
Trong kinh doanh online, một vấn đề khiến các nhà bán hàng phải đối mặt [...]
Th9