Tìm Hiểu Chi Tiết Sự Khác Biệt Giữa Intranet, Internet Và Extranet

Sự khác biệt giữa Intranet, Internet và Extranet

Trong nội dung bài viết hôm nay, hãy cùng onfac.net tìm hiểu chi tiết Intranet, Internet, Extranet là gì? Sự khác biệt giữa Intranet, Internet và Extranet để thấy rõ vai trò quan trọng của từng loại mạng trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhé!

Tìm hiểu Intranet, Internet & Extranet là gì? 

Intranet là 1 hệ thống mạng lưới nội bộ được xây dựng & sử dụng bởi 1 tổ chức hoặc doanh nghiệp. Mạng Intranet được xây dựng dựa trên giao thức mạng Internet TCP/IP, có vai trò là mạng lưới chia sẻ thông tin, tương tác giữa các thành viên trong 1 tổ chức & cung cấp các ứng dụng, dịch vụ nội bộ của doanh nghiệp 

Intranet
Intranet

Internet là hệ thống thông tin toàn cầu bao gồm nhiều mạng máy tính liên kết với nhau, truyền thông tin theo kiểu packet switching – nối chuyển gói dữ liệu dựa trên 1 giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa. Hệ thống mạng internet cho phép người dùng truy cập công cộng miễn phí. 

Internet
Internet

Extranet là 1 mạng công nghệ được phát triển dựa trên giao thức TCP/IP, là 1 hệ thống mạng nội bộ được mở rộng để liên kết giữa các tổ chức & đối tác bên ngoài. Mạng Extranet cho phép chia sẻ thông tin, tài nguyên & dịch vụ giữa các tổ chức khác nhau qua mạng internet. 

Extranet
Extranet

Sự khác biệt giữa Intranet, Internet và Extranet có thể bạn chưa biết 

Sự khác biệt giữa Intranet & Internet

Tiêu chí so sánh Internet Intranet
Ý nghĩa Kết nối mạng máy tính khác nhau với nhau  Là 1 phần của Internet thuộc sở hữu tư nhân của 1 công ty/doanh nghiệp cụ thể
Khả năng tiếp cận Bất cứ ai cũng có thể truy cập vào mạng internet Chỉ có thể truy cập bởi các thành viên trong tổ chức/doanh nghiệp, được quyền đăng nhập
Độ an toàn  Không an toàn bằng mạng Intranet An toàn 
Lưu lượng truy cập Hơn  Ít hơn
Dạng kết nối Công cộng Riêng tư
Thông tin cung cấp Không giới hạn, có thể được xem bởi tất cả mọi người Hạn chế & lưu hành giữa các thành viên của 1 tổ chức/doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa Intranet & Extranet

Nếu như hạn chế của Intranet là chỉ được truy cập bởi các thành viên/người bên trong mạng thì Extranet cho phép những người bên ngoài có mật khẩu được truy cập hạn chế vào khu lưu trữ thông tin của mạng. 

Extranet hiện được sử dụng như 1 cách để các đối tác kinh doanh trao đổi thông tin nhờ khả năng mở rộng ra môi trường bên ngoài của nó.

Intranet trở thành mạng lưới quan trọng & không thể thiếu trong 1 tổ chức, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 1 khoảng thời gian đáng kể trong quá trình truyền tải dữ liệu với độ bảo mật cao.

Bảng so sánh chi tiết sự khác biệt giữa Intranet & Extranet 

Tiêu chí so sánh Intranet Extranet
Phạm vi Giới hạn trong tổ chức & không kết nối với bên ngoài tổ chức Mở rộng ra bên ngoài & liên kết với các đối tác, khách hàng hoặc bên thứ 3
Truy cập Chỉ có thể truy cập từ thiết bị & máy tính trong mạng nội bộ của tổ chức Có thể truy cập từ bên ngoài tổ chức qua internet hoặc mạng riêng ảo 
Cấp độ bảo mật Được bảo vệ bởi 1 lớp Firewall (tường lửa), cấp độ bảo mật cao Cấp độ bảo mật trung bình
Mục đích Được dùng để chia sẻ thông tin & tương tác giữa các thành viên trong nội bộ 1 tổ chức Được dùng để chia sẻ thông tin & tương tác với các đối tác, khách hàng
Khả năng quản lý Dễ quản lý hơn do có sự kiểm soát nội bộ & hạn chế truy cập bên ngoài mạng Phức tạp hơn

>>> Xem thêm: Tụ Bù Là Gì? Khái Niệm, Cấu Tạo, Phân Loại Và Công Dụng Của Tụ Bù

Bài viết trên đây là một vài so sánh giữa các loại mạng Intranet, Internet & Extranet. Nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi cần hỗ trợ giải đáp, hãy liên hệ ngay với onfac.net bằng cách gọi trực tiếp đến số hotline. Xin cảm ơn.

5/5 (1 Review)

ONFAC việt nam

ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sự khác biệt giữa kinh doanh điện tử và thương mại điện tử

Nhiều người thường hay nhầm lẫn kinh doanh điện tử (e- business) và thương mại [...]

Tìm Hiểu Sự Ra Đời Của Đồng Hồ Nước Đo Lưu Lượng Nước Thải

Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc quản [...]

CEO là gì? Chức năng và trách nhiệm của CEO trong doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, CEO là một vị trí quan trọng trong việc nắm giữ [...]

Cảm Biến Phát Hiện Nước Trong Dầu Là Gì? Vai Trò & Ứng Dụng Nổi Bật

Được thiết kế để phát hiện sớm sự có mặt của nước trong dầu, cảm [...]

Doanh nghiệp số là gì? Giải pháp chuyển đổi số toàn diện

Các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng chuyển đổi doanh nghiệp số. Xu hướng [...]

Cảm Biến Quang Là Gì? Những Ứng Dụng Của Cảm Biến Quang Trong Cuộc Sống

Với khả năng chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện, cảm biến quang [...]