Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Truyền Thông RS485 Và RS422

Sự khác nhau giữa truyền thông RS485 và RS422

Trong bài viết hôm nay, Onfac sẽ đề cập đến nội dung: sự khác nhau giữa truyền thông RS485 và RS422 để giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng loại chuẩn giao tiếp truyền thông được sử dụng phổ biến hiện nay. 

Truyền thông RS422 là gì?

RS422 là một chuẩn giao tiếp truyền thông được phát triển bởi EIA và TIA (Electronic Industry Association – Telecommunications Industry Association). RS422 được đánh giá là nền tảng của một bộ tiêu chuẩn sẽ thay thế RS232 bằng các tiêu chuẩn cung cấp tốc độ cao hơn, có khả năng chống nhiễu tốt và chiều dài cáp dài hơn. 

RS422 hỗ trợ truyền thông tốc độ cao & khoảng cách truyền dữ liệu dài, mỗi tín hiệu sẽ được truyền trên mỗi cặp dây – sự khác biệt với các chuẩn truyền thông khác. Chuẩn giao tiếp truyền thông RS422 có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ cao lên đến 10 Mbit/s hoặc được gửi trên dây cáp dài 1200m (3900ft) với tốc độ thấp hơn. 

Truyền thông RS485 là gì?

RS485 được biết đến với tên gọi đầy đủ là chuẩn giao tiếp truyền thông RS485. RS485 không đơn thuần chỉ là giao diện đơn lẻ mà nó chính là tổ hợp truyền thông có thể tạo ra các mạng đơn giản của nhiều thiết bị. 

Chuẩn giao tiếp truyền thông RS485 có khả năng kết nối tối đa đến 32 thiết bị trên 1 cặp dây đơn & một hệ thống dây nối đất ở khoảng cách 1200m.

Tìm hiểu truyền thông RS485 là gì?
Tìm hiểu truyền thông RS485 là gì?

Bạn đã biết sự khác nhau giữa truyền thông RS485 và RS422?

RS485 được xây dựng trên nền tảng chuẩn giao tiếp truyền thông RS422. Điểm giống nhau giữa RS422 và RS485 là trong cả RS422 & RS485 một thiết bị phát có thể điều khiển nhiều thiết bị nhận. Tuy nhiên, với RS485 mỗi trình điều khiển có thể được tắt, cho phép nhiều đơn vị gửi dữ liệu qua 1 cặp dây. Còn với RS422 điều này không thể thực hiện được. 

Truyền thông RS422 và RS485 khác nhau ở điểm gì?
Truyền thông RS422 và RS485 khác nhau ở điểm gì?

Truyền thông RS485 cho phép tối đa 32 cặp thu – phát có mặt cùng lúc trên đường truyền. Lúc này cần 1 trở kháng 120 0hm ở cuối đường truyền để thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn tín hiệu phản xạ & giao thoa. Trong trường hợp nếu có nhiều hơn 1 thiết bị cần truyền dữ liệu, thì đường RTS sẽ được sử dụng như 1 đường điều khiển, cho phép việc truyền dữ liệu. Tính năng bổ sung này đã gây ra thêm sự số cho các đơn vị RS485.

RS485 và RS422 đều là các chuẩn giao thức truyền thông được sử dụng để truyền dữ liệu qua các đường truyền dài. Tuy có nhiều điểm tương đồng, song chúng vẫn có nhiều điểm khác biệt quan trọng. Mong rằng sau khi theo dõi nội dung về sự khác nhau giữa truyền thông RS485 và RS422 của Onfac trong bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về đặc điểm của từng loại. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline để được hỗ trợ giải đáp cụ thể.

5/5 (1 Review)

ONFAC việt nam

ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sự khác biệt giữa kinh doanh điện tử và thương mại điện tử

Nhiều người thường hay nhầm lẫn kinh doanh điện tử (e- business) và thương mại [...]

Tìm Hiểu Sự Ra Đời Của Đồng Hồ Nước Đo Lưu Lượng Nước Thải

Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc quản [...]

CEO là gì? Chức năng và trách nhiệm của CEO trong doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, CEO là một vị trí quan trọng trong việc nắm giữ [...]

Cảm Biến Phát Hiện Nước Trong Dầu Là Gì? Vai Trò & Ứng Dụng Nổi Bật

Được thiết kế để phát hiện sớm sự có mặt của nước trong dầu, cảm [...]

Doanh nghiệp số là gì? Giải pháp chuyển đổi số toàn diện

Các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng chuyển đổi doanh nghiệp số. Xu hướng [...]

Cảm Biến Quang Là Gì? Những Ứng Dụng Của Cảm Biến Quang Trong Cuộc Sống

Với khả năng chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện, cảm biến quang [...]