IoT Gateway Là Gì? Tìm Hiểu Cách Thức Hoạt Động Của IoT Gateway

IoT Gateway là gì

Có thể bạn chưa biết, IoT Gateway là 1 thành phần quan trọng trong hệ thống IoT (Internet of Things), hoạt động như 1 điểm trung gian giữa các thiết bị IoT & hạ tầng mạng, cho phép giao tiếp & truyền dữ liệu. Hãy cùng onfac.net tìm hiểu chi tiết IoT Gateway là gì, cách thức hoạt động và chức năng của IoT Gateway qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chi tiết IoT Gateway là gì?

IoT Gateway hay cổng thông tin IoT là 1 thiết bị vật lý/chương trình phần mềm chuyên dùng để kết nối giữa đám mây (Cloud) & các bộ điều khiển, thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh. Toàn bộ dữ liệu di chuyển giữa các thiết IoT & đám mây đều thông qua IoT Gateway. 

IoT Gateway là thiết bị vật lý/chương trình phần mềm chuyên dùng
IoT Gateway là thiết bị vật lý/chương trình phần mềm chuyên dùng

Hiểu đơn giản: IoT Gateway là 1 cầu nối giữa các thiết bị IoT (Internet of Things) & internet, giúp truyền dữ liệu từ các thiết bị thông minh (cảm biến, bộ điều khiển) đến nền tảng đám mây & ngược lại. IoT Gateway đảm nhận vai trò quan trọng trong việc thu thập & gửi dữ liệu, xử lý thông tin. Cung cấp khả năng giao tiếp & quản lý thông minh, giúp việc kết nối & điều khiển thiết bị IoT trở nên hiệu quả & an toàn hơn.

IoT Gateway có cách thức hoạt động như thế nào?

1 IoT Gateway đơn giản hoạt động tương tự như 1 bộ định tuyến Wifi. Hệ thống IoT kết nối với Gateway qua internet, sau đó Gateway sẽ định tuyến dữ liệu từ thiết bị IoT đến đám mây. Tuy nhiên, trên thực tế IoT Gateway thường phức tạp hơn so với bộ định tuyến Wifi. 

Một trong những lý do khiến IoT Gateway trở nên phức tạp hơn so với bộ định tuyến Wifi là do có nhiều giao thức khác nhau được sử dụng bởi các thiết bị IoT (Internet of Things). Bao gồm BACnet, Z-Wave, Bluetooth Low Energy & Zigbee. Do vậy, 1 IoT Gateway có thể cần hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau, nhằm phục vụ tất cả các thiết bị IoT trong 1 tổ chức. 

Cách thức hoạt động của IoT Gateway
Cách thức hoạt động của IoT Gateway

Một lý do khác khiến IoT Gateway phức tạp hơn so với bộ định tuyến Wifi là vì IoT Gateway có thể cần lưu trữ tạm thời dữ liệu tại chỗ trong 1 số trường hợp như mất kết nối internet, Gateway bị quá tải bởi dữ liệu nhiều hơn khả năng có thể xử lý. 

Hiện nay, IoT Gateway hoạt động tuân theo quy trình:

  • Xử lý, làm sạch & lọc dữ liệu thô
  • Dịch các giao thức để tiến hành mã hóa & giao tiếp
  • Gửi dữ liệu đến 1 điểm đến trên Intranet hoặc Internet

Các chức năng nổi bật của IoT Gateway 

Một IoT Gateway có thể thực hiện các chức năng quan trọng dưới đây: 

Cho phép kết nối & giao tiếp

IoT Gateway cho phép kết nối & giao tiếp với các thiết bị IoT cũ hoặc không có kết nối internet. Giúp đồng bộ hóa & quản lý các thiết bị trong hệ thống IoT.

Lưu trữ & Quản lý dữ liệu

IoT Gateway có khả năng lưu trữ & xử lý dữ liệu, giảm tải cho mạng & cung cấp truy cập nhanh chóng đến dữ liệu cần thiết 

Xử lý trước dữ liệu 

IoT Gateway còn có khả năng xử lý dữ liệu tại điểm cuối trước khi gửi lên đám mây. Đồng thời làm sạch, lọc & tối ưu hóa dữ liệu, nhằm giảm tải cho đường truyền mạng & tăng tốc độ xử lý.

Tổng hợp dữ liệu 

IoT Gateway có thể tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong hệ thống IoT, tạo ra 1 cái nhìn tổng quan về dữ liệu & đưa ra quyết định dựa trên nguồn thông tin đa dạng.

IoT Gateway có vai trò đặc biệt quan trọng
IoT Gateway có vai trò đặc biệt quan trọng

Bảo mật

IoT Gateway đảm nhận vai trò như 1 bức tường lửa bảo vệ hệ thống IoT khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Đồng thời quản lý truy cập người & cung cấp tính năng bảo mật, đảm bảo an toàn cho thiết bị & dữ liệu. 

Quản lý cấu hình 

IoT Gateway cho phép quản lý cấu hình & điều chỉnh các thiết lập của các thiết bị IoT trong hệ thống mạng. Với mục đích đơn giản hóa việc quản lý & cấu hình cho từng thiết bị 1 cách hiệu quả. 

Chẩn đoán hệ thống

IoT Gateway có khả năng chẩn đoán & giám sát hiệu suất hệ thống IoT. Theo dõi & báo cáo về các sự cố, cảnh báo & cập nhật trạng thái hoạt động của các thiết bị. Qua đó, giúp người dùng phát hiện & khắc phục sự cố 1 cách nhanh chóng & hiệu quả.

>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Sự Khác Biệt Giữa Intranet, Internet Và Extranet

Với khả năng xử lý dữ liệu, bảo mật thông tin tuyệt đối, IoT Gateway đã mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho các doanh nghiệp & người dùng. Mong rằng những nội dung vừa được onfac.net chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc có thêm kiến thức & cái nhìn tổng quan về IoT Gateway. Nếu cần hỗ trợ giải đáp thắc mắc, đừng ngại hãy gọi ngay đến số hotline.

5/5 (1 Review)

ONFAC việt nam

ONFAC - Chuyên cung cấp - ATSCADA - ATBOX - TOUCH PC - ATGATEWAY - SMART IO - MÀN HÌNH HMI...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

RAM Nào Phổ Biến Nhất Thị Trường? Thông Tin Cơ Bản Về RAM DDR3, DDR4 & DDR5

Có thể nói, RAM là 1 thành phần vô cùng quan trọng của 1 chiếc [...]

Hiệu ứng chim mồi là gì? Cách ứng dụng trong kinh doanh và marketing

Bạn có biết trong kinh doanh và marketing Hiệu ứng chim mồi là gì? Hãy [...]

CC là gì? Cách sử dụng CC trong email marketing chính xác nhất

Trong thế giới công việc và học tập ngày nay, việc sử dụng email để [...]

Tín Hiệu 4-20mA Là Gì? Lý Do Tại Sao Nên Sử Dụng Tín Hiệu 4-20mA?

Tín hiệu 4-20mA được biết đến là một trong những tín hiệu dòng điện analog [...]

Bí quyết ứng dụng Email marketing hiệu quả

Là một trong những phương pháp marketing phổ biến, hầu hết các doanh nghiệp hiện [...]

Bộ chứng từ giao nhận hàng hóa đầy đủ gồm những gì?

Chắc hẳn có rất nhiều bạn còn thắc mắc một bộ chứng từ giao nhận [...]